… Những ruộng lúa mừng vui vỗ tay quanh mảnh sân sum họp
con chích chòe ngây thơ hót sau vườn mỗi sáng
sẽ là tiếng cười con ta
em hãy cảm tạ cuộc đời cho ta vô vàn bạn hữu
anh sẽ cảm tạ quê nhà cho ta ấm no
vựa đầu chất đầy lúa thi ca mầu mỡ
giữa hồn anh niềm vui hội tung tăng
hỡi người yêu ngoan như suối
hỡi người yêu mát như trăng
hỡi-người-yêu-vợ-hiền một đời anh mong đợi
anh sẽ cho nàng tình yêu bổn phận hạnh phúc bình an
anh sẽ cho nàng nếp nhà thư hương chan chứa
lửa bếp cười đỏ má mùa đông
ôi đất trời thương yêu bát ngát
ta bao giờ đi xong
Buồm đã giương rồi, mời em lên cho thuyền tách bến
một hành trình mới sẽ bắt đầu…
Cuối năm ngoái, nhà thơ Nguyễn Tấn Sĩ khi “thay mặt anh chị sui” cảm tạ quan khách đến dự tiệc cưới của con gái mình cũng đã khiến mọi người ngạc nhiên thú vị, bởi anh bất ngờ… đọc một bài thơ dài, xúc động. Lần thứ hai làm thông gia, và tiễn con gái về nhà chồng, nên anh xúc động là phải. Có điều, bài thơ chỉ tức cảnh sinh tình trước có chỉ vài giờ, rồi lại nhanh chóng bị quan khách thích thú “tước đoạt” mất bản thảo, nên trong trí nhớ lẫn lộn của anh bây giờ cũng trở nên tam sao thất bản. Nhưng bạn bè dự tiệc cũng kịp chuyền tai nhau đoạn thơ ông-sui-nhà-thơ đọc:
Và hôm nay tôi được làm sui
Cũng xao xuyến như ngày tôi làm rể
Trái đất vẫn xoay vòng qua bao thế hệ
Chú rể ngày nào cũng được gọi “ông gia”…
Tiệc cưới bây giờ vốn bị than phiền là chuộng hình thức, không còn là nơi chỉ trao và nhận những tình cảm mộc mạc và lời chúc phúc tự đáy lòng. Nên khi có chuyện thơ phú “chen” vào, thấy có nét đáng yêu. Bởi thơ khiến cho câu chuyện cưới xin trở nên thanh nhã và cao sang hơn. Chuyện cưới xin, ngược lại, cũng giúp thơ phú trở nên gần gũi, ấm áp…
CHU THỤY
baoquangnam.com.vn
>> Xin mời xem thêm các bài viết có liên quan: