Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 quy định nội
dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông
tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Nghị định này được
áp dụng đối với tất cả các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá
tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Những h

àng
hoá là bất động sản, hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm nhập để tham gia
hội chợ triển lãm, sau đó tái xuất, hàng hoá quá cảnh hàng hoá chuyển
khẩu, quà biếu, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di
chuyển không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Nghị
định 89/2006/NĐ-CP sẽ thay thế cho quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày
30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu
thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kể từ khi có hiệu
lực.
Ban hanh Nghi dinh ve nhan hang hoa
Tên hàng hoá ghi trên nhãn sẽ do tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tự đặt và tự chịu trách nhiệm. (Ảnh minh hoạ)
Theo
Cục Quản lý Chất lượng hàng hoá (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
Lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ) thì Nghị định 89 có nhiều quy định mới
quan trọng so với trước.
Đầu tiên là trong Nghị định 89 có quy
định áp dụng Điều ước quốc tế với ghi nhãn hàng hoá, theo đó trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng
quy định của điều ước quốc tế đó.
Xuất xứ hàng hoá cũng yêu cầu
ghi cụ thể hơn trước. Ghi "sản xuất tại" hoặc "chế tạo tại" hoặc "xuất
xứ" phải kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hoá đó. Đối với
hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hàng
hoá đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá.
Tên hàng
hoá ghi trên nhãn trong Nghị định lần này quy định là do tổ chức cá nhân
sản xuất kinh doanh hàng hoá tự đặt và tự chịu trách nhiệm, không phải
theo tiêu chuẩn như trước kia.
Bên cạnh đó phải ghi rõ thành phần
định lượng hàng hoá, tức là ghi thành phần kèm định lượng của từng
thành phần. Tuỳ theo tính chất, trạng thái của hàng hoá, thành phần định
lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong 1 đơn vị sản
phẩm hoặc ghi theo các tỷ lệ: khối lượng với khối lượng, khối lượng với
thể tích, thể tích với thể tích, phần trăm thể tích, phần trăm khối
lượng.
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về nhãn hàng hoá trên phạm vi
cả nước.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 6 tháng kể từ ngày đăng công báo.